Những biến chứng lên tim mạch là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở người có bệnh tiểu đường, gây ra 2/3 số ca tử vong ở những người mắc bệnh tiểu đường typ 2. Và hơn hết, những người mắc bệnh tiểu đường có nguy cơ mắc bệnh tim hoặc đột quỵ cao gấp đôi so với những người khoẻ mạnh.
Những biến chứng đó là gì? Hãy cùng tìm hiểu nhé!
- Xơ vữa động mạch
Khi bạn có sức khỏe tốt, các mạch máu không bị hẹp và cho phép máu được bơm từ tim đi khắp mọi nơi trong cơ thể để cung cấp oxy và dưỡng chất cho cơ thể.
Mọi thứ bắt đầu trở nên tệ hơn khi máu không được lưu thông tốt. Trong trường hợp xơ vữa động mạch, các mạch máu bị cứng lại và trở nên hẹp do tích tụ mảng xơ vữa chứa mỡ. Mạch máu bị hẹp lại khiến tim không có đủ oxy, gây ra bệnh mạch vành.
Không chỉ gây ảnh hưởng đến tim mà còn có thể gây ra các vấn đề ở bất kỳ mạch máu nào trong cơ thể. Xơ vữa xảy ra với các mạch ở chân có thể gây ra bệnh động mạch ngoại vi và nếu ở não thì đó là… đột quỵ.
Các yếu tố nguy cơ:
- Bệnh tiểu đường
- Huyết áp cao
- Tăng Cholesterol xấu (LDL)
- Giảm Cholesterol tốt (HDL)
- Ít vận động thể lực
- Hút thuốc
- Thừa cân hoặc béo phì
- Suy tim
Dạng bệnh tim mạch này xảy ra khi tim co bóp quá yếu, không thể cung cấp đủ máu cho tất cả các cơ quan trong cơ thể.
Các yếu tố nguy cơ:
- Bệnh tiểu đường
- Bệnh động mạch vành
- Huyết áp cao
- Rối loạn nhịp tim
Nhịp tim không đều xảy ra khi sự thay đổi về cấu trúc hoặc tổn thương ở tim làm rối loạn các dòng điện trong tim giúp điều khiển trái tim đập bình thường. Ở trường hợp xấu nhất, rối loạn nhịp tim có thể gây đột tử do ngừng tim.
NHỮNG TRIỆU CHỨNG CỦA BỆNH TIM MẠCH BẠN CẦN LƯU Ý:
- Khó thở
- Mệt mỏi
- Đau ngực: cơn đau ngực còn có thể lan đến các vị trí như
- Hàm dưới
- Lưng
- Chân
- Cổ họng
- Phần bụng trên rốn
- Cánh tay
- Yếu hoặc tê ở cánh tay hoặc chân
KHI NÀO CẦN PHẢI GỌI BÁC SĨ?
Nếu bạn thấy bất kỳ triệu chứng nào dưới đây, hãy đi cấp cứu ngay!
- Nhồi máu cơ tim
- Đau hoặc khó chịu ở ngực, căng tức, đề nặng
- Đầy bụng — cảm giác này có thể giống như khó tiêu hoặc ợ chua
- Khó chịu ở một hoặc cả hai cánh tay, lưng, hàm, cổ hoặc bụng trên
- Khó thở
- Vã mồ hôi
- Khó tiêu, buồn nôn hoặc nôn mửa
- Mệt mỏi, ngất xỉu hoặc choáng váng
- Suy tim:
- Khó thở
- Yếu mệt
- Buồn nôn
- Nhịp tim nhanh hoặc không đều
- Ho ra chất nhầy màu hồng, ho ra máu
- Mệt mỏi
- Phù bàn chân và mắt cá chân (do giữ nước)
Tuy nhiên, bản thân bạn có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch và các biến chứng đi kèm nhờ vào việc kiểm soát tốt đường máu, chế độ ăn uống và tập luyện lành mạnh.
LUÔN QUAN TÂM ĐẾN SỨC KHỎE TIM MẠCH
Cách tốt nhất để duy trì sức khỏe tim mạch là kiểm soát bệnh tiểu đường. Cố gắng giữ lượng đường trong máu trong mức cho phép lâu nhất và thường xuyên nhất có thể. Ăn kiêng, tập thể dục, chích insulin hoặc thuốc uống theo quy định, đi khám bác sĩ và tham khảo ý kiến từ các chuyên gia y tế, gia đình và bạn bè đều sẽ giúp bạn đạt được điều đó.
SỐNG LÀNH MẠNH, KHOẺ TRÁI TIM
- Tập thể dục — Thời gian tối ưu bạn nên dành mỗi tuần để tập thể dục là 150 phút. Bạn có thể chia nhỏ thời gian trong tuần tùy theo khả năng của mình và hãy đảm bảo thực hiện các bài tập mà bạn yêu thích! Loại bài tập tốt nhất là loại mà bạn có hứng thú, tìm hiểu kỹ và thích thực sự.
- Hạn chế ngồi lâu — Hạn chế ngồi lâu và tập thể dục luôn đi đôi với nhau. Hãy đứng dậy và đi lại sau mỗi 30 phút.
- Kiểm soát tốt cân nặng — Nếu bạn đã ở mức cân nặng phù hợp với độ tuổi và chiều cao của mình, thì bạn đã làm tốt rồi đấy! Tuy nhiên, nếu cần, giảm thậm chí 3-4kg cũng tạo ra sự khác biệt lớn.
- Dùng thuốc — Dùng thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ là một trong những cách bảo vệ tốt nhất chống lại bệnh tim mạch. Nếu bạn hay quên, hãy thử đặt báo thức hoặc sử dụng hộp đựng thuốc.
- Ăn uống điều độ — Áp dụng các chế độ ăn uống lành mạnh dành cho người mắc bệnh tiểu đường.
- Kiểm soát căng thẳng — Sức khỏe tinh thần là cực kỳ quan trọng đối với sức khỏe tinh thần và thể chất nếu bạn sống chung với bệnh tiểu đường. Hormone tiết ra khi căng thẳng có thể dẫn đến huyết áp cao và khó kiểm soát tốt bệnh tiểu đường.
- Ngủ đủ giấc — Ngủ yên giấc từ sáu đến tám tiếng/ngày giúp giảm hormone căng thẳng và có tâm trạng tốt nhất để giải quyết công việc.
- Theo dõi và tư vấn với bác sĩ — Giữ liên lạc với bác sĩ để nhận được sự chăm sóc tốt nhất có thể và những lời khuyên từ các chuyên gia y tế.
- Ghi nhớ các chỉ số của mình — Sử dụng nhật ký hoặc biểu đồ để theo dõi các trị số huyết áp, lượng đường trong máu và cholesterol.